⚠️Tiêu dùng cá nhân - bệ đỡ của kinh tế Mỹ đang bị ăn mòn: Khi CPI hay dữ liệu lao động chỉ là 1 phần của bức tranh
📌Trong một nền kinh tế mà chi tiêu cá nhân chiếm ~70% GDP, bất kỳ sự suy yếu nào từ người tiêu dùng (đặc biệt tầng lớp dưới trung lưu) đều mang tính hệ thống. Dữ liệu suốt từ quý 4/2024 cho thấy bệ đỡ này đã lung lay đến mức báo động: 🔶 1. Vòng xoáy nợ tiêu dùng đã căng thẳng đến mức nguy hiểm từ sau Covid - Tổng dư nợ thẻ tín dụng đã vượt $1.2T - cao nhất lịch sử. - Lãi suất thẻ tín dụng trung bình chạm 22.8% - cũng cao nhất lịch sử. - Tầng lớp dưới 35 tuổi và thu nhập thấp là nhóm có tỷ lệ vỡ nợ tăng mạnh nhất (cũng là nhóm đầu tiên cháy sạch khoản tiết kiệm hậu Covid từ giữa 2023). - Excess savings hậu COVID đã bị rút hết, tỷ lệ người có thể xoay được $2,000 khi cần gấp rơi về 63% - thấp nhất lịch sử khảo sát. -> Dân Mỹ sống nhờ tín dụng, nhưng lãi suất cao đã khiến sức mua tương lai bị gặm nhấm dần dần. Tín dụng là đòn bẩy cho nền kinh tế, nhưng giờ đang dần trở thành rủi ro. Đó là còn chưa đề cập tới nợ công của Hoa Kỳ đã vượt trần. 🔶 2. Hành vi tiêu dùng xuống cấp - Người Mỹ chuyển từ thương hiệu lớn sang hàng nhãn riêng giá rẻ tại Walmart, Costco. - Hạn chế ăn ngoài, du lịch, đồ điện tử để ưu tiên hàng thiết yếu. - Mua trả góp qua Affirm, Klarna tăng mạnh (giống FE Credit hay vay nóng qua apps ở VN) vì không tiếp cận được tín dụng truyền thống. -> Người Mỹ đã quen với việc tiêu dùng và không có văn hoá tiết kiệm thắt lưng buộc bụng như dân châu Á. Hậu quả là giảm chất lượng tín dụng cá nhân (và điều này có giới hạn). 🔶 3. Credit Stress tăng không ngừng - Tỷ lệ thanh toán nợ trên thu nhập (Debt service ratio) liên tục tăng, đặc biệt ở nợ tiêu dùng. - Tỷ lệ tái cấp vốn thế chấp bị từ chối vượt 40%, cao gấp 4 lần so với cuối 202. -> Rủi ro bán tháo và ngừng mua mới BĐS tăng. 🔶 4. Bộ ba tín hiệu mềm đều xấu - Niềm tin tiêu dùng sụt giảm. - Kỳ vọng thất nghiệp 1 năm tới tăng. - Kỳ vọng lạm phát vẫn cao dù CPI liên tục hạ. 📌Người Mỹ đang ở giai đoạn dễ bị tổn thương tài chính nhất trong gần 2 thập kỷ, nhưng tỷ lệ dùng đòn bẩy trên thị tường tài chính Mỹ (đa số là stocks) lại cao kỷ lục. Chỉ 1 quân domino đổ, thiên nga đen sẽ đến mà bạn còn chưa kịp hiểu tại sao.
Trang này có thể chứa nội dung của bên thứ ba, được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin (không phải là tuyên bố/bảo đảm) và không được coi là sự chứng thực cho quan điểm của Gate hoặc là lời khuyên về tài chính hoặc chuyên môn. Xem Tuyên bố từ chối trách nhiệm để biết chi tiết.
⚠️Tiêu dùng cá nhân - bệ đỡ của kinh tế Mỹ đang bị ăn mòn: Khi CPI hay dữ liệu lao động chỉ là 1 phần của bức tranh
📌Trong một nền kinh tế mà chi tiêu cá nhân chiếm ~70% GDP, bất kỳ sự suy yếu nào từ người tiêu dùng (đặc biệt tầng lớp dưới trung lưu) đều mang tính hệ thống. Dữ liệu suốt từ quý 4/2024 cho thấy bệ đỡ này đã lung lay đến mức báo động:
🔶 1. Vòng xoáy nợ tiêu dùng đã căng thẳng đến mức nguy hiểm từ sau Covid
- Tổng dư nợ thẻ tín dụng đã vượt $1.2T - cao nhất lịch sử.
- Lãi suất thẻ tín dụng trung bình chạm 22.8% - cũng cao nhất lịch sử.
- Tầng lớp dưới 35 tuổi và thu nhập thấp là nhóm có tỷ lệ vỡ nợ tăng mạnh nhất (cũng là nhóm đầu tiên cháy sạch khoản tiết kiệm hậu Covid từ giữa 2023).
- Excess savings hậu COVID đã bị rút hết, tỷ lệ người có thể xoay được $2,000 khi cần gấp rơi về 63% - thấp nhất lịch sử khảo sát.
-> Dân Mỹ sống nhờ tín dụng, nhưng lãi suất cao đã khiến sức mua tương lai bị gặm nhấm dần dần. Tín dụng là đòn bẩy cho nền kinh tế, nhưng giờ đang dần trở thành rủi ro. Đó là còn chưa đề cập tới nợ công của Hoa Kỳ đã vượt trần.
🔶 2. Hành vi tiêu dùng xuống cấp
- Người Mỹ chuyển từ thương hiệu lớn sang hàng nhãn riêng giá rẻ tại Walmart, Costco.
- Hạn chế ăn ngoài, du lịch, đồ điện tử để ưu tiên hàng thiết yếu.
- Mua trả góp qua Affirm, Klarna tăng mạnh (giống FE Credit hay vay nóng qua apps ở VN) vì không tiếp cận được tín dụng truyền thống.
-> Người Mỹ đã quen với việc tiêu dùng và không có văn hoá tiết kiệm thắt lưng buộc bụng như dân châu Á. Hậu quả là giảm chất lượng tín dụng cá nhân (và điều này có giới hạn).
🔶 3. Credit Stress tăng không ngừng
- Tỷ lệ thanh toán nợ trên thu nhập (Debt service ratio) liên tục tăng, đặc biệt ở nợ tiêu dùng.
- Tỷ lệ tái cấp vốn thế chấp bị từ chối vượt 40%, cao gấp 4 lần so với cuối 202.
-> Rủi ro bán tháo và ngừng mua mới BĐS tăng.
🔶 4. Bộ ba tín hiệu mềm đều xấu
- Niềm tin tiêu dùng sụt giảm.
- Kỳ vọng thất nghiệp 1 năm tới tăng.
- Kỳ vọng lạm phát vẫn cao dù CPI liên tục hạ.
📌Người Mỹ đang ở giai đoạn dễ bị tổn thương tài chính nhất trong gần 2 thập kỷ, nhưng tỷ lệ dùng đòn bẩy trên thị tường tài chính Mỹ (đa số là stocks) lại cao kỷ lục. Chỉ 1 quân domino đổ, thiên nga đen sẽ đến mà bạn còn chưa kịp hiểu tại sao.